Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Cô bé bên bờ kênh đen

CHUYÊN MỤC: Sức khỏe - đời sống
Tag: nam-lim-xanh
Mẹ ung thư, bố mắt kém, cả nhà sống bên dòng kênh đen quanh năm bốc mùi hôi thối, nhưng Nguyễn Phạm Mỹ Tiên (Bình Thạnh, TP HCM) vẫn học giỏi.

Căn nhà thuê hơn 10 năm của gia đình Mỹ Tiên (học lớp 7 trường THCS Phú Mỹ) là sự chắp nối những tấm tôn rỉ sắt, bìa catton, mấy tấm ván ép. Bên dưới là dòng kênh nước chảy đen sì, mùa mưa thì nước tạt, mùa nắng hầm hập như có lò lửa và mùi tanh bốc lên nồng nặc quanh năm.

Cô bé Mỹ Tiên lớn lên bên dòng kênh ấy. Gánh hủ tiếu gõ của mẹ, bà Phạm Xuân Hồng, đã nuôi ba anh em Tiên ăn học. Ba thì tranh thủ phụ mẹ và chạy vài cuốc xe ôm, thu nhập chẳng được bao nhiêu nhưng cũng đỡ túng. Những tưởng cô bé sẽ được vô tư cắp sách đến trường trong sự bao bọc của mẹ cha, nhưng rồi những trụ cột trong gia đình bắt đầu lung lay.

Mỹ Tiên tự học trong căn nhà được ghép bởi nhiều vật liệu tạm bợ là nơi cả gia đình sống 10 năm nay. Ảnh: Khánh Ly.

Bà Hồng (55 tuổi) một lần chuẩn bị nấu nước lèo đi bán thì trượt ngã bỏng nước sôi cánh tay và ngực phải. Vào viện, ra viện suốt nửa năm trời vết thương mới tạm nguôi hành hạ. Những tưởng cả nhà có thể chuyên tâm làm ăn lại để trả nợ nần thời gian vay mượn nằm viện thì một ngày 3 năm về trước, căn nhà thuê đổ sụp. Chẳng thể tìm chỗ nào giá thuê rẻ hơn, ba mẹ Tiên được hàng xóm người góp chút tiền, người cho miếng tôn, miếng ván ép dựng đỡ lại “căn nhà” trú mưa, trú nắng.

Sống trong môi trường ủ bệnh, vết thương của bà Hồng chưa kịp lành thì lại bị nhiễm trùng nặng. Đến bệnh viện, bà Hồng được bác sĩ chẩn đoán thêm bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, phải phẫu thuật cắt bên vú phải để tránh di căn.

Ba Tiên, ông Nguyễn Quang Chi, chạy vạy ngược xuôi, vay nóng khắp nơi mới đủ cho ca phẫu thuật của vợ. Đó là thời điểm khó khăn cực điểm, hai anh trai Tiên người đang theo học ĐH Kinh tế, người chỉ vừa tốt nghiệp cấp 3 đành từ giã giấc mơ học hành, lao vào làm kinh tế để giải quyết nỗi lo cơm áo đang đe dọa gia đình. Bằng cấp không có, công việc cũng chỉ là thời vụ, người ta gọi đâu làm đấy, lương hai anh em bấp bênh nên chẳng phụ được bao nhiêu.

Tiên mấp mé nguy cơ phải bỏ học dở chừng hồi lớp 5 vì học phí nợ nhà trường mấy trăm nghìn. Ông Chi kể: “Vợ chồng thương con nhỏ ứa nước mắt, thấy nó ham học, mình vì hoàn cảnh mà cắt đường học dở dang thì có tội quá. Cả nhà ráng vay mượn thêm lo cho đứa con gái út được tới trường. Nói hổng phải chứ tôi còn sống ngày nào cũng phải lo cho con tốt nghiệp xong cấp 3 rồi tính sao thì tính”.

Chiếc võng đung đưa nhẹ khi mẹ Tiên quay người nghẹn ngào: "Tôi giờ hết lo được cho bé Tiên rồi, chỉ sợ mình đi mà để lại cục nợ tổ chảng cho chồng con”.

Ông Chi bị cườm mắt, hay chảy nước mắt, có lúc nhìn nhập nhoạng, lại phải chạy xe ôm ngoài đường hoài nên lo sợ, định đi ghép giác mạc. Có đợt được đi mổ miễn phí nhưng ông cứ lo: “Lỡ có biến chứng không nhìn thấy đường sau khi mổ như bà nội sắp nhỏ thì gia đình này coi như gãy gánh, chẳng ai lèo lái nữa".

Đã từ hai năm nay, tiền ăn cả nhà một ngày chỉ vỏn vẹn 20.000 đồng, thức ăn là nồi canh với ít thịt và thật nhiều rau ăn với cơm trắng. Tiên vẫn ham học, về đến nhà là ngồi vào bàn học, tranh thủ học mọi lúc mọi nơi. 5 năm tiểu học em liên tục là học sinh giỏi. Năm lớp 6 những biến cố dồn dập tác động không nhỏ tới việc học, thời gian ít ỏi hơn, em chỉ đạt học sinh tiên tiến. “Có những bài tập khó mà anh bận quá em không hỏi được, lên lớp không kịp hỏi bạn, hỏi cô. Năm nay em phải ráng học tốt để lại đạt học sinh giỏi cho ba mẹ vui”, Tiên trầm ngâm.

Cô Trần Thúy Phượng, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 6 của Tiên cứ ấn tượng mãi về cô học trò nhỏ: “Cuộc sống gia đình Tiên rất khó khăn, ba mẹ lại bệnh nặng nhưng em luôn nỗ lực để đạt kết quả học tập tốt nhất. Có thể dễ nhận thấy sự cố gắng của em mỗi ngày đến lớp, em ham học và ngoan”.
tag: nấm lim xanh giá bao nhiêu , giá nấm lim xanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét